Menu

Trung thu tại Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam khác nhau như thế nào ?

09/09/2022 108

Tết Trung thu hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra ở nhiều nước châu Á như Đài Loan, Nhật Bản,.. với nhiều nghi thức, phong tục, món ăn khác nhau. Bạn đã bao giờ tò mò liệu Tết trung thu Đài Loan khác gì với tết Trung Thu Việt Nam và Nhật Bản ? Hãy cùng tìm hiểu và khám phá những điều thú vị đó qua bài viết dưới đây!

Việt Nam – Tết Trung thu là Tết thiếu nhi


1. Ý nghĩa, nguồn gốc Tết Trung thu

 

Trung thu ở Việt Nam là ngày Tết của thiếu nhi, gắn với truyền thuyết về Hằng Nga, Chú Cuội trông trăng. Các em nhỏ thường rước đèn ông sao, đeo mặt nạ và lập thành đoàn múa sư tử, đánh trống rất rôm rả.

Đối với người Việt Nam, Tết Trung Thu là khoảng thời gian sum vầy bên những người thân yêu sau những ngày làm việc vất vả. Các gia đình đón tết bằng cách bày biện mâm hoa quả, mâm cỗ lên bàn thờ tổ tiên và ăn bánh trung thu. Riêng trẻ em rất háo hức chờ đón dịp Trung thu bởi đây là thời điểm các em được người thân mua cho nhiều đồ chơi, bánh kẹo. Có những loại bánh đặc trưng mà thường chỉ dịp Trung thu mới có như: bánh dẻo, bánh nướng… Đồ chơi truyền thống của trẻ em ngày xưa gồm đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân, đèn con giống… và không đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã như hiện nay.

2. Có những hoạt động vui chơi nào trong đêm trăng ngày rằm?

 

Những hoạt động vui chơi nổi bật trong ngày trung thu của Việt Nam là, tất cả trẻ em đều đi rước đèn, các em chọn mua hoặc được bố mẹ tự tay làm cho mình những chiếc đèn ông sao. Trên đường phố tấp nập thường có những tốp múa Lân khác nhau để tạo thêm không khí vui tươi cho các em. Sau phần rước đèn ông sao, các em thường tụ họp lại cùng một chỗ và phá cỗ đêm trăng.

3. Ăn gì vào ngày Tết trung thu?

 

Nói đến tết trung thu tại Việt Nam thì không thể thiếu được những đồ ngọt như hoa quả, đặc biệt quan trọng là bưởi và quả hồng ngâm. Ngoài ra, những biểu tượng khi nhắc đến những ngày này là bánh trung thu, đèn ông sao, đèn kéo quân và múa lân...

Nhật Bản – Lễ hội ngắm trăng


1. Ý nghĩa, nguồn gốc của Tết trung thu

 

Tết trung thu ở Nhật có tên gọi là Otsukimi hay còn được gọi là Tsukimi, nghĩa là ngắm trăng. Ngày lễ ngắm trăng đặc biệt này còn mang một ý nghĩa khác là tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ đã làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ bông bạc Susuki,...

Ngoài 15/8 âm lịch Otsukimi được tổ chức lần 2 khoảng 1 tháng sau vào ngày 13/9 âm lịch, đêm 13 này còn được gọi là "trăng sau". Người Nhật quan niệm rằng một khi đã ngắm trăng đêm 15 thì phải ngắm trăng vào đêm 13. Bởi nếu chỉ ngắm trăng đêm 15 thì chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay tai họa, điều kiêng kỵ này trong tiếng Nhật được gọi là "Kata-tsukimi". Đây cũng là một nét khác biệt của Otsukimi Nhật Bản.

2. Có những hoạt động vui chơi nào trong đêm trăng ngày rằm?

 

Ở Nhật Bản, người dân tụ tập làm những món bánh truyền thống của mình, sau đó họ đặt những khay bánh ở kế bên hiên nhà, gần cửa sổ hay bất cứ chỗ nào để có thể nhìn trăng rõ nhất. Đặc biệt, theo quan niệm của người dân Nhật Bản là nếu có trẻ em đến tự ý ăn bánh nhà mình thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm.

3. Ăn gì vào ngày tết trung thu

 

Món ăn truyền thống thường sử dụng ở Nhật trong ngày 15/8 là hạt dẻ, khoai lang, khoai môn, bí ngô, các loại mì như soba, ramen và đặc biệt là bánh tsukimi dango. Bánh tsukimi dango tròn mềm tượng trưng cho mặt trăng làm từ bột nếp và mật ngọt, thường được xiên vào que tre và nướng cho nóng giòn trước khi thưởng thức và uống kèm trà xanh.

Người Nhật sẽ bày bánh tsukimi dango theo hình tam giác cùng bình cỏ susuki trên kệ gỗ, sau đó đặt ở nơi nào có thể vừa thưởng thức vừa ngắm trăng rõ nhất. Trẻ em Nhật Bản, nhất là các bé trai, thường được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép, tượng trưng cho nghị lực, trí tuệ, lòng quả cảm và sự nhẫn nại, để tham gia vào hội rước đèn.

 

Đài Loan – Tết đoàn viên


1. Ý nghĩa, nguồn gốc Tết Trung thu

 

Tết Trung thu ở Đài Loan, người ta còn có một tên gọi khác là Tết Đoàn Viên. Là thời gian để mọi thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Khác với Việt Nam, Tết Trung thu ở Đài Loan được coi là quốc lễ và được nghỉ một ngày để mọi người vui chơi.

Phần chính của Lễ hội Trung thu là quây quần bên gia đình, bạn bè, vì đây là một trong số ít dịp trong năm mà tất cả mọi người có thể ở cùng một nơi vào cùng một thời điểm mà không phải lo lắng về công việc.

2. Có những hoạt động vui chơi nào trong đêm trăng ngày rằm?

 

Đến ngày này, những con đường, góc phố ở Đài Loan ngập tràn trong ánh sáng đèn lồng. Đèn lồng đỏ được treo khắp nơi, những chiếc lồng đèn với đầy đủ màu sắc, hình dạng. Cũng là đồ chơi yêu thích của các em nhỏ, cùng nhau rước đèn lồng khắp phố phường. Theo bậc thầy đèn lồng người Đài Loan là Wu Dunhou, đèn lồng được sử dụng tại đám cưới (đèn lồng cung đình, kiểu đèn tròn màu đỏ tươi) là biểu tượng cho sự vui vẻ.

Thả đèn trời: Tết Trung thu là dịp sum họp, là ngày lễ vui vẻ, thật lý tưởng để những người thân yêu, bạn bè hay người yêu cùng nhau thắp sáng thiên đường, tràn ngập phước lành trong ánh sáng trời, thắp đèn lồng để thấy nó từ từ cất cánh, trở thành tia sáng trong bầu trời đêm, cầu nguyện những tháng còn lại trong năm êm đẹp, có thể ở bên nhau lâu dài.

3. Ăn gì vào ngày Tết trung thu?

 

Không giống như một số quốc gia khác, ngoài bánh trung thu và bưởi, một món ăn khác rất phổ biến vào ngày trung thu: thịt nướng. Thói quen ăn đồ nướng trong dịp tết Trung Thu bắt đầu rất ngẫu nhiên. Bắt đầu từ một quảng cáo tương ở Đài Loan từ rất lâu về trước với slogan: “Một nhà nướng thịt vạn nhà thơm”. Quảng cáo được phát liên tục trong nhiều năm, trở nên quen thuộc và phổ biến tại Đài Loan. Thậm chí trở thành thói quen của người Đài. Giờ đây thì thịt nướng và các món đồ nướng đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu ở xứ sở này. Thậm chí, bạn có thể thấy người ta cắt cả bánh Trung thu và đặt lên bếp nướng, sau đó thưởng thức ngon lành.

Như vậy, Tết trung thu ở mỗi nước có những nét đặc biệt riêng khác nhau. Nhưng tất cả đều mang một nét văn hóa dân tộc mà con người ở đó muốn gìn giữ đến về sau.

 

 

Để được tư vấn cụ thể về chi phí, lương, điều kiện tham gia các đơn hàng? Hãy NHẬP SỐ ĐIỆN THOẠI và yêu cầu gọi lại để được cán bộ tư vấn của chúng tôi liên lạc hỗ trợ.
 
 
 
 

 

Đăng ký tư vấn

Hãy nhập họ tên và số điện thoại để nhận được tư vấn sớm nhất